Tra Cứu

Ăn Chay Tháng 10 Ngày Là Gì? ⚡️ Nguồn Gốc & Ý Nghĩa Tâm Linh

2653

Đối với những người theo tín ngưỡng thờ Đạo Phật thì việc tu tâm tĩnh đức, ăn chay niệm phật là một trong những việc làm rất quan trọng. Bên cạnh đó việc ăn chay tháng 10 ngày được xem là một nghi lễ tôn giáo được nhiều người theo Đạo Phật hiện nay áp dụng. Nhiều người sẽ thắc mắc vậy ăn chay tháng 10 ngày là gì, tín ngưỡng bắt đầu từ đầu và có ý nghĩa gì đối với phật giáo. Đó không phải là điều mà bất cứ ai cũng có thể hiểu được và chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu để biết rõ hơn trong bài viết dưới đây. 

Ăn chay là gì?

Ăn chay hay còn được biết đến với tên gọi khác là “trai giới”. Đây được hiểu là một cách ăn chay khi mà con người ăn uống với hình thức 100% từ thực vật, không sử dụng cá, thịt hay bất cứ sản phẩm nào được chế phẩm từ động vật. Cụ thể, những người ăn chay thuần sẽ thường chỉ ăn trái cây, các loại hạt, rau xanh,… được thu hái từ thực vật. Tuy nhiên, chế độ ăn chay thuần không phải chỉ dành riêng cho những người Phật tử mà đây cũng được xem là một chế độ ăn uống khỏe mạnh, giàu chất dinh dưỡng mà bất kì ai cũng có thể áp dụng. 

Ăn chay hay còn được gọi với tên khác là trai giới
Ăn chay hay còn được gọi với tên khác là trai giới

Theo quan điểm của Phật giáo, những người Phật tử nên ăn chay bởi đó là cách nuôi dưỡng tấm lòng từ bi, mang đến sự thanh tịnh cho con người. Bên cạnh đó, việc ăn những thức ăn thanh đạm sẽ góp phần hạn chế lượng dầu mỡ, chất béo có hại cho cơ thể, giúp con người chống được những căn bệnh nguy hiểm. 

Ăn chay tháng 10 ngày là gì?

Ăn chay tháng 10 ngày là việc ăn chay 10 ngày nhất định trong tháng, ứng với 10 ngày đạt Đạo của 10 vị Phật. Theo quan điểm của đạo Phật, phật tử sẽ thường ăn chay theo 2 kiểu: 1 là ăn chay trường, 2 là ăn chay kỳ.

  • Ăn chay trường thì người đó phải ăn chay trong 1 thời gian dài, có thể đi hết cuộc đời.
  • Còn đối với ăn chay kỳ thì phật tử sẽ ăn chay theo những ngày cố định trong tháng, cứ định kỳ hàng tháng như vậy. 
Ăn chay 10 ngày 1 tháng gồm những ngày nào
Ăn chay 10 ngày 1 tháng gồm những ngày nào

Và 10 ngày ăn chay theo quan niệm của Phật Giáo là những ngày nào? Đó được biết đến là các ngày thuộc vào mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 tính theo tháng âm lịch. Tuy nhiên sẽ cũng có những người chỉ ăn chay theo thời kỳ 2 ngày, 4 ngày hoặc nhiều hơn là 6 ngày, tùy vào mức độ của từng người. Theo Luật học, việc lựa chọn 10 ngày trai giới trong một tháng đều có những ý nghĩa, quan niệm riêng, ứng với 10 ngày đạt Đạo của 10 vị Phật nổi tiếng:

  • Ngày mùng 1: là ngày Định Quan Phật đạt Đạo.
  • Ngày mùng 8: là ngày Dược Sư Như Lai đạt Đạo.
  • Ngày 14: là ngày Phổ Hiền Bồ Tát đạt Đạo.
  • Ngày 15: là ngày A Di Đà Như Lai đạt Đạo.
  • Ngày 18: là ngày Quan m Bồ Tát đạt Đạo.
  • Ngày 23: là ngày Thế Chí Bồ Tát đạt Đạo.
  • Ngày 24: là ngày Địa Tạng Vương Bồ Tát đạt Đạo.
  • Ngày 28: là ngày Tỳ Lư Đà Na Phật đạt Đạo.
  • Ngày 29: là ngày Dược Dương Bồ Tát đạt Đạo.
  • Ngày 30: là ngày Thích Ca Như Lai đạt Đạo.

Nguồn gốc của ăn chay 10 ngày

Ăn chay chính là một cách để chúng ta có thể thể hiện lòng từ bi, vị tha của mình đối với thế giới xung quanh. Đây được xem là cách để các Phật Tử một lòng hướng thiện, hướng về sự trong sáng trong tâm hồn. Họ sẽ không sát sinh, sống từ bi hỉ xả, bỏ qua những muộn phiền trong cuộc sống. Từ đó mang lại tự thanh tịnh trong nghiệp của mình.

Ăn chay giúp các phật tử nuôi dưỡng lòng từ bi của mình
Ăn chay giúp các phật tử nuôi dưỡng lòng từ bi của mình

Không nhất thiết bạn phải nhất quyết ăn chay 10 ngày trong 1 tháng, tháng nào cũng đúng chu kì như vậy. Sẽ tùy vào tấm lòng, lòng tin của con người một lòng hướng về với Phật. Các Phật tử để được gọi là thập trai sẽ phải ăn chay trong vòng 10 ngày trong một tháng.

Việc ăn chay 10 ngày phải được phân bổ đều theo các ngày trong tháng. Theo quan niệm của Đạo Phật thì việc phân nhánh thành 10 ngày ăn chay mà không phải nhiều ngày khác chủ yếu với mục đích là để nhắc nhở những người theo PHật giáo không tụ tập ăn uống thay vào đó là nên mở rộng tấm lòng từ bi bao la của mình, không sát sinh, ăn các loài động vật.

Ý nghĩa của ăn chay tháng 10 ngày

Các phật tử lựa chọn cho mình ăn chay 10 ngày cũng bởi những ý nghĩa riêng biệt của từng ngày. 

  • Ngày mùng 1, trai giới kết hợp với danh hiệu Phật Định Quang sẽ giúp cho việc tiêu trừ các nghiệp chướng.
  • Ngày mùng 8, ăn chay kết hợp với danh hiệu Phật Dược Sư Như Lai sẽ giúp diệt trừ tội ác và tăng trưởng công đức.
  • Ngày 14, ăn chay, niệm kinh sẽ có thể tiêu trừ được các điều ác, tăng thêm điều thiện ở người tu nghiệp. 
  • Ngày 15, đây là ngày mà cõi Trời Tứ Thiên Vương xuống trần gian để đi dò xét việc thiện ác của bá tánh. Trai giới, khi niệm danh hiệu Phật A Di Đà trong ngày 15 này sẽ có thể giảm thiểu được điều xấu, tiêu trừ sát sinh.
  • Ngày 18, niệm kinh, ăn chay sẽ giúp cho việc tăng cường tuổi thọ, tiêu trừ nghiệp chướng.
  • Trai giới ngày 23, ăn chay niệm phật sẽ có thể tiêu trừ tội nghiệp chướng, sát sinh.
  • Ngày 24, ăn chay, hồi hướng niệm danh hiệu Phật Tỳ Lô Giá Na sẽ được diệt trừ phiền não, tiêu trừ tội nghiệp chướng, tăng trưởng trí tuệ.
  • Ngày 29 nếu phật tử ăn chay với danh hiệu Dược Vương Bồ Tát thì sẽ có thể diệt trừ ác nghiệp, tật bệnh, giúp tăng trưởng thiện nghiệp.
  • Ngày 30, nếu phật tử ăn chay hồi hướng tích đức niệm danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni thì sẽ được hưởng phước đức, thành tựu Bồ Đề.
Mỗi ngày ăn chay sẽ đều có một ý nghĩa riêng
Mỗi ngày ăn chay sẽ đều có một ý nghĩa riêng

Cách làm món chay đơn giản tại nhà

Để có thể ăn chay tháng 10 ngày thì việc ăn các đồ ăn chay là điều rất cần thết. Bạn có thể đặt đồ hàng chay ở ngoài quán hoặc có thể tự chuẩn bị với những nguyên liệu hết sức đơn giản và dễ làm. Bạn có thể tham khảo cách làm món chay dễ làm tại nhà sau:

Giò lụa chay

Với nguyên liệu chính làm từ nấm hương và đậu xanh, chả lụa chay rất dễ để thực hiện bởi những nguyên liệu đơn giản, thơm ngon đảm bảo sẽ làm bạn không bao giờ thất vọng.

Thành phẩm giò lụa chay
Thành phẩm giò lụa chay

Nguyên liệu chuẩn bị: 400 g váng đậu, 1 củ tỏi, lá chuối tươi, khuôn giò, lạt luộc mềm, gia vị ( hạt tiêu, nước tương,muối ăn, bột ngọt).

Cách làm:

  • Váng đậu ngâm ở trong nước ấm khoảng 20 phút để cho mềm, sau đó vớt ra ròi rửa sạch. Luộc váng đậu khoảng 20 phút vớt ra và để khô ráo.
  • Tỏi tây được thái nhỏ phi thơm lên rồi sau đó cho muối, đường, tiêu vào tàu hũ đảo đều trong khoảng 15 phút.
  • Trải lá chuối để cho tàu hũ tẩm gia vị được bó tròn. Hãy cố gắng dùng lực để bó chặt tay, sau đó lấy dây buộc vào xung quanh
  • Đem giò chay luộc sôi với nước sau 1 tiếng hãy vớt ra để nguội, cắt ra và thưởng thức. 

Miến xào chay thập cẩm

Miến xào chay với nguyên vật liệu chính từ miến dong chứa nhiều dưỡng chất vừa giúp bồi bổ cho khung hình mà lại rất dễ thực thi. Rất tương thích với các đối tượng người dùng muốn giảm cân, mắc bệnh tiểu đường và các Fan Hâm mộ ăn chay.

Miến xào chay thập cẩm
Miến xào chay thập cẩm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

200 gr miến, 1 thìa vừng rang,2 thìa dầu mè, 1 củ hành khô, 2 nhánh tỏi băm,6 cây nấm hương, cà rốt 1 củ thái sợi, 10 g mục nhĩ, hành lá và các loại gia vị mắm muối, hạt nêm .

Cách làm:

  • Ngâm miến với nước ấm khoảng chừng 10 phút, vớt ra, ráo nước sau đó tiến hành cắt miến với độ dài tương thích vừa ăn .
  • Bỏ thêm 1 thìa hạt nêm, 2 thìa dầu mè trộn đều với nhau để miến ngấm gia vị .
  • Mộc nhĩ ngâm nước sôi khoảng chừng 10 phút để nở ra rồi sau đó vớt ra rửa sạch, thái sợi. Bên cạnh đó, ớt chuông rửa sạch, nấm hương cà rốt rửa sạch được thái sợi, hành lá cắt khúc .
  • Phi thơm hành củ, tỏi băm, bỏ vào mộc nhĩ cà rốt, nấm hương, ớt chuông đã sơ chế vào xào sao cho hơi săn lại thì đổ miến vào đảo khoảng chừng 5-7 phút là ổn. Đổ ra đĩa và thưởng thức. 

Canh nấm hạt sen

Canh nấm hạt sen thập cẩm là món ăn bổ dưỡng sức khỏe được rất nhiều người ưa thích bởi sự ngon và lạ miệng của món ăn này.  

Canh nấm hạt sen
Canh nấm hạt sen

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50 g nấm hương tươi, 1 củ cà rốt, 50 g hạt sen khô, 1 miếng đậu phụ non, rau mùi, gia vị, bột canh, hạt nêm.

Cách nấu:

  • Hạt sen ngâm nước, để qua đêm cho ráo nước.
  • Cà rốt rửa sạch cắt miếng 1 cm, nấm hương rửa rồi để ráo, đậu phụ non cắt miếng nhỏ vừa ăn. Rau mùi nhặt lá, rửa sạch .
  • Bắc nồi nấu nước sôi nấu với hạt sen hầm khoảng 1 tiếng để chín mềm. Tiếp đó, bỏ thêm 1 thìa bột nêm, bột canh vào sao cho phần nước dùng vừa ăn hơn.
  • Cho thêm cà rốt, nấm hương, vào sau đó đun chín sao cho phần đậu phụ non chín vừa ăn và sau đó là thưởng thức thôi nào.

Chè sắn chay

Chè sắn được biết đến là một món ăn tráng miệng siêu ngon ngọt, có vị bùi bùi của sắn quyện với hương vị thơm lừng, béo ngậy của cốt dừa sẽ làm bạn muốn ngửi hít mãi không thôi. Món chè sắn này không chỉ giúp giải nhiệt mà còn chống lão hóa trị ho một cách hiệu quả cao.

Chè sắn chay
Chè sắn chay

Nguyên liệu cần có: 5g gừng, dừa thái sợi, mè rang, 600g củ sắn, 1 thìa bột năng, nước cốt dừa, đường, gia vị muối.

Cách làm chè:

  • Sắn bóc vỏ, ngâm nước để qua đêm.
  • Nấu nước sôi để luộc chín sắn, vớt ra để nguội và cắt nhỏ thành miếng 1 cm .
  • Cho thêm  gừng thái sợi, đường, đun sôi lên sau đó khuấy đều, cho sắn vào đun cùng để lửa để vị ngọt của đường ngấm vào miếng sắn .
  • Hòa thêm 2-3 thìa bột năng cùng với 100 ml nước, khuấy đều lên sao cho bột tan cho hỗn hợp đang đun vào đến khi hỗn hợp sánh lại thì đến bước tắt bếp .
  • Cuối cùng là thưởng thức.

Đậu phụ non sốt nấm đông cô

Một món ăn tiết kiệm chi phí và ngân sách lớn dành cho bạn đó là món đậu hũ non sốt nấm đông cô. Đây là món ăn với cái tên khá độc đáo cùng với món ăn khá là miệng và bắt mắt. 

Đậu phụ non sốt nấm đông cô
Đậu phụ non sốt nấm đông cô

Với những nguyên liệu cần chuẩn bị như: 1 gói đậu hũ non, 1 thìa bột năng, 100 gam nấm đông cô tươi, , gia vị, hành lá rau mùi: nước tương, muối, dầu hào chay, hạt nêm từ nấm, dầu mè.

Cách làm:

  • Sơ chế: Nấm rửa sạch, cắt gốc ngâm với nước muối pha loãng trong vòng khoảng 15 phút sau đó đem đi rửa sạch, thái nhỏ thành  từng lát vừa ăn. Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn theo dạng hình vuông, tròn hay trụ.
  • Cách làm: Chảo được làm nóng cùng với dầu ăn, phi hành thơm băm nhỏ, sau đó cho nấm nên xào chín bỏ thêm gia vị như muối, dầu hào, hạt nêm, nước tương để đậm vị. Cho thêm 50ml nước hòa với bột năng đổ vào hỗn hợp đun đến khi sệt lại thì cho hành lá rau mùi vào rồi tắt bếp .
  • Trình bài: ăn kèm đậu hũ non với nước sốt đậm đà, béo ngậy, đảm bảo sẽ làm bạn phải yêu ngay. 

Tôm chay xào thập cẩm

Món tôm chay xào thập cẩm được xem là một món ăn tuyệt bạn không thể bỏ qua trong những ngày ăn chay hoặc bữa tiệc chay. 

Tôm chay xào thập cẩm
Tôm chay xào thập cẩm

Nguyên liệu cần có: 100g tôm chay,  mộc nhĩ, 1 củ cà rốt, hành tây,  nấm hương, hành hoa, rau mùi, gia vị.

Cách làm:

  • Sơ chế vật liệu : Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho sạch và khi đã nở ra thì tiến hành thái nhỏ. Hành tây, cà rốt rửa sạch rồi tiến hành gọt bóc vỏ  với cà rốt bào sợi, hành tây thái thành những múi cau .
  • Cách làm : Tôm rửa sạch, xào chín với dầu ăn cho săn lại. Phi thơm hành tây với dầu cho thơm rồi sau đó bỏ cà rốt, nấm hương và mộc nhĩ vào xào chín, cho tôm đã được sơ chế xong vào xào trong vòng 2-3 phút, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp .
  • Trình bày : Cho thức ăn ra dĩa có trang trí sẵn, chiêm ngưỡng và thưởng thức.

Để biết thêm nhiều món chay khác, hãy theo dõi ngay Ẩm thực đồ chay qua địa chỉ:

  • Email: amthucdochay.com@gmail.com
  • Địa Chỉ: Mai Thúc Lân, Đà Nẵng
  • SĐT: 0988888888
  • Website: https://amthucdochay.com/

Trên đây là những kiến thức giúp bạn hiểu rõ về ăn chay tháng 10 ngày là gì, ý nghĩa của những ngày ăn chay và cách làm những món chay đơn giản tại nhà. Mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ phần nào giúp bạn có những bữa ăn thanh tịnh, nhận thức rõ ràng hơn về cách an lạc trong tâm hồn mình. 

0 ( 0 bình chọn )

Kiến Thức Xây Dựng

https://xaydung.edu.vn
Xaydung.edu.vn - Trang thông tin bổ ích về xây dựng, phong thủy, trang trí nhà cửa và các lĩnh vực trong cuộc sống

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Kết nối với chúng tôi

Xem nhiều

Chủ đề

Bài viết mới

Xem thêm