Cơ Khí

Phân Biệt Van Điều Áp Thủy Lực Và Van An Toàn Thủy Lực

608

Hầu hết các loại van trong hệ thống thuỷ lực đều có kích thước, kiểu dáng tương tự nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Phân biệt van điều chỉnh áp suất thủy lực và van an toàn thủy lực sẽ giúp khách hàng dễ dàng chọn mua đúng theo nhu cầu sử dụng.

Van điều áp thủy lực là gì?

Thông thường dưới tác động của máy bơm, lưu chất đi vào hệ thống sẽ có áp suất tương đối cao. Điều này sẽ tạo ra áp lực lớn khó kiểm soát lưu chất ở đầu ra hệ thống do đó người ta sẽ lắp đặt một van giảm áp thủy lực ở đầu ra

Van điều áp thuỷ lực giúp hệ thống khỏi làm viêc quá tải

Van điều áp thuỷ lực hay còn gọi đầy đủ là van điều chỉnh áp suất thuỷ lực, là thiết bị có chức năng điều chỉnh áp suất đầu ra của van sao cho lúc nào cũng nhỏ hơn áp suất đầu vào. Van điều áp thủy lực có khả năng giữ áp suất đầu ra do đó nó có thế bảo vệ các thiết bị lắp sau tránh được những áp suất đột ngột.

Sở dĩ cần đến van điều áp thuỷ lực là vì để đảm bảo hoạt động của các thiết bị trong mạch thuỷ lực. Bởi cùng một hệ thống sẽ có nhiều thiết bị, chi tiết khác nhau, mỗi bộ phận như vậy sẽ có cơ cấu hoạt động khác nhau, yêu cầu về mức áp suất cũng khác nhau.

Do van điều áp giúp giảm áp suất đầu ra, không ảnh hưởng đến sự vận hành chung, hệ thống không xảy ra trường hợp quá áp, từ đó hoạt động hệ thống ổn định và có thể điều chỉnh áp theo từng giai đoạn làm việc tương ứng.

Van an toàn thủy lực là gì?

Van an toàn thủy lực còn có tên khác là van van giảm áp thủy lực bởi cấu tạo của nó gồm các van chính và van phụ cùng hệ thống Pilot dẫn nước chảy kết nối xung quanh thân van

Van an toàn thủy lực

Van an toàn thủy lực là dạng van an toàn giúp kiểm soát áp suất, bảo vệ đường ống khỏi sự tăng áp đột ngột, nó hoạt động hoàn toàn tự động để chỉnh và giữ hệ thống dưới một áp suất định mức an toàn nhằm bảo vệ bơm và hệ thống không bị quá tải dấn đến hư hỏng khi kết nối van vào đường ống.

Bởi khi van an toàn thủy lực đóng thì dầu không qua được giúp hệ thống hoạt động bình thường, nhưng khi áp suất trong hệ thống vượt ngưỡng áp suất đã được định mức thì van an toàn thủy lực sẽ mở ra, dầu áp suất cao tự động chảy về giúp hệ thống an toàn

Van an toàn thủy lực dùng cho nước có cấu tạo gồm có các bộ phận như sau:

  • Thân van chính: là bộ phận trực tiếp kết nối vào đường ống
  • Van phụ: nằm ở phía trên van chính, được kết nối với van chính bằng hệ thống ống dẫn. Van phụ là nơi chúng ta có thể điều chỉnh áp suất định mức cho hệ thống bằng cách điều chỉnh ốc vít ở trên đầu
  • Ống dẫn bằng đồng Pilot: là hệ thống ống bằng đồng kết nối thân van chính và van phụ với nhau
  • Hệ thống van đóng mở ống Pilot: Van này có thể là van bi tay gạt hoặc van cửa kết nối ren để đóng ngắt đường dẫn
  • Đồng hồ đo áp suất: Dòng đồng hồ này thường được lắp ở đầu vào của van để hiển thị áp lực nước đầu vào và lắp ở đầu ra của van để kiểm tra áp lực nước

So sánh van giảm áp thủy lực và van an toàn thủy lực

Cả hai van an toàn và van giảm áp đều chung chức năng bảo vệ hệ thống và dựa trên việc thay đổi áp suất. Tuy nhiên 1 loại lấy tín hiệu sau và 1 loại lấy tín hiệu trước. Van giảm áp sẽ tạo nên áp suất sau nhỏ hơn giá trị áp hoạt động còn van an toàn lại có thể giảm áp suất về mức 0.

 Không ít khách hàng nhầm lẫn giữa van giảm áp thủy lực và van an toàn thủy lực

Van an toàn thủy lực lấy tín hiệu trước van để bảo vệ hệ thống. Sự hoạt động của van dựa vào áp suất của nước trước khi qua van. Nếu áp suất trong đường ống thấp hơn giá trị cài đặt, van sẽ đóng và không cho nước đi qua, và khi tín hiệu trước van cao và chạm mức áp suất quy định thì van sẽ mở, dòng nước áp suất cao sẽ chảy qua van, hệ thống được bảo vệ an toàn.

Van giảm áp hoạt động ngược lại, lấy tín hiệu sau van để bảo vệ hệ thống. Một điều lưu ý là van giảm áp chỉ bảo vệ cho những thiết bị, hệ thống ở phía sau van. Áp suất sau van luôn nhỏ hơn áp suất cài đặt.

Lưu ý khi lắp đặt van điều chỉnh áp suất thủy lực

Van giảm áp khi lắp đặt cần lưu ý một số điểm sau:

  • Khi lắp đặt bạn cần lắp van theo đúng chiều hướng mũi tên có trên thân van để có thể kích hoạt, vận hành van.
  • Khoảng cách giữa hai mặt bích phải vừa đủ để lắp đặt van. Nên để khoảng cách này lớn hơn chiều dài van 1 đến 2 ly để có thể đưa van vào dễ dàng.
  • Có thể dùng miếng đệm giữa mặt bích và van để tăng độ kín cho hệ thống,  tránh việc rò rỉ, nứt vỡ hư hại van trong quá trình hoạt động sau này.
  • Kích thước mặt bích của đường ống phải đồng nhất với kích thước mặt bích của van.
  • Van có thể lắp linh động theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang tùy nhu cầu sử dụng.
  • Trước van giảm áp nên lắp một van y lọc mục đích lọc sạch cặn bã, chất bẩn
  • Nếu là kiểu lắp ren cần sử dụng thêm các loại băng keo để tạo độ kín, loại lắp bích siết chặt các bulong, đai ốc để van được lắp cố định.
  • Không quên kiểm tra đồng đồ đo áp suất ở 2 đầu vào và đầu ra của van.
  • Lựa chọn địa chỉ uy tín để mua van điều chỉnh áp suất thủy lực

Với nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Makgil Việt Nam tự hào khi hiện là đơn vị cung cấp van điều áp thủy lực chất lượng, uy tín của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ nhân viên của chúng tôi luôn được đào tạo bài bản, đảm bảo đủ năng lực để có thể luôn đồng hành, hỗ trợ tư vấn Quý khách hàng lựa chọn được loại đồng hồ phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng, với chi phí tối ưu và bảo hành tốt nhất.

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp quý khách hàng có thể hiểu hơn về van điều chỉnh áp suất thủy lực và lựa chọn sản phẩm cũng như đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo cho mình.

0 ( 0 bình chọn )

Kiến Thức Xây Dựng

https://xaydung.edu.vn
Xaydung.edu.vn - Trang thông tin bổ ích về xây dựng, phong thủy, trang trí nhà cửa và các lĩnh vực trong cuộc sống

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm